Các sản phẩm đồ gỗ thường được nhiều gia chủ lựa chọn để làm nội thất trang trí trong căn nhà của mình. Đồ gỗ luôn mang lại vẻ sang trọng, ấm áp cho ngôi nhà. Tuy nhiên các sản phẩm đồ gỗ thường bị cong vênh, phồng rộp sau một thời gian sử dụng. Dưới đây là các biện pháp phòng tránh và khắc phục các sản phẩm đồ gỗ bị cong vênh, phồng rộp.
1. Nguyên nhân đồ gỗ cong vênh
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến đồ gỗ bị cong vênh, phồng rộp là:
+ Tác động của môi trường: Thời tiết ở Việt Nam rất khắc nghiệt với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Vào mùa đông thì lạnh buốt hanh khô làm đồ gỗ sẽ bị co lại. Mùa hè nắng nóng, nhiệt độ cao làm gỗ bị giãn ra đột ngột nên gây ra hiện tượng gỗ bị cong vênh và dễ bị nứt nẻ.
+ Chất lượng gỗ không tốt: nếu chất lượng gỗ không tốt và gia công không kĩ, không đảm bảo kĩ thuật, tính chuẩn xác cũng là nguyên nhân phổ biến làm gỗ dễ bị hỏng, cong vênh và nứt nẻ.
+ Do cách sử dụng và bảo quản chưa đúng với chủng loại sản phẩm.
2. Các cách phòng chống hiện tượng đồ gỗ cong vênh, phồng rộp
* Đối với sàn gỗ:
Lưu ý: Bạn chỉ được hong khô sàn gỗ bằng quạt hoặc điều hòa, tuyệt đối không được hong khô bằng cách gia nhiệt hoặc phơi ngoài nắng. đồ gỗ sẽ càng bị cong vênh, biến dạng giảm chất lượng.Ngoài ra, sàn gỗ bị cong vênh có thể do lúc lắp đặt không khớp, bị lệch nhau. Khắc phục bằng cách mở sàn nhà và chỉnh lại phần giá đỡ ở phía trên và phía dưới sao cho chúng khớp vào nhau. Nếu không thể tiếp cận sàn nhà từ phía dưới thì sẽ khắc phục bằng cách đóng đinh trực tiếp vào sàn để cố định lại. Cùng với các kĩ thuật khác như khoan, đục, dán keo sẽ khắc phục sàn cong vênh. Chất lượng của việc này phụ thuộc vào khả năng tay nghề của thợ thi công.
* Cửa gỗ:
Thông thường các loại gỗ tốt có thể dùng làm cửa là lim, xoan đào, dổi, … Nếu gỗ được phơi hoặc sấy với một thời gian thích hợp thì cửa gỗ gần như hoàn toàn không có hiện tượng nứt, vênh, bai. Nếu có hiện tượng gỗ bị nứt nẻ, cong vênh hay co ngót chúng ta nên bảo vệ nó tránh khỏi ánh nắng trực tiếp của mặt trời bằng cách trồng cây cản bớt nắng hoặc lắp mành che nắng, ô văng che mái cửa, lớp sơn nếu bị bong tróc thì bạn cần tiến hành sơn lại (thông thường khoảng 5-10 năm với cửa ngoài trời).Để tránh cửa bị sệ cánh thì cánh cửa không nên làm quá lớn. Thường cánh cửa sổ nên rộng từ 60 – 80 cm là vừa. Ở các góc cửa nên có các ke vuông bằng thép chống gỉ, nhằm đỡ cho các khung cửa luôn ở dạng vuông góc với nhau, tránh sệ cánh. Ở các vị trí bản lề, nếu cửa bị sệ có thể chỉnh bằng các long đen đệm. Khi cửa gỗ bị cong quá mức thì sẽ được xử lý bằng cách khoan đục, bỏ bớt phần thừa ra, gia công lại để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Việc khắc phục những rắc rối từ các đồ dùng bằng gỗ là rất phức tạp và khó khăn. Vì vậy chúng ta chỉ có thể hạn chế những rắc rối từ những giải pháp cơ bản nêu trên. Bạn cũng lưu ý rằng, chất lượng và tuổi thọ của đồ gỗ luôn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, quá trình gia công chế biến và khả năng tay nghề của người thợ thi công.